duoclieuthiennhien
duoclieuthiennhien

Kỷ Tử – Vị thuốc quý giúp sáng mắt, tăng cường sinh lý

Câu kỷ tử (địa cốt tử, khởi tử, câu khởi,…) là một trong những dược liệu quý được sử dụng phổ biến trong Đông y. Theo các chuyên gia, tác dụng của hạt kỳ tử giúp chống lão hóa,...

Câu kỷ tử (địa cốt tử, khởi tử, câu khởi,…) là một trong những dược liệu quý được sử dụng phổ biến trong Đông y. Theo các chuyên gia, tác dụng của hạt kỳ tử giúp chống lão hóa, tăng cường chức năng thận, chức năng sinh lý,… 

Câu kỷ tử là gì? Đặc điểm cây kỷ tử

Cẩu kỷ là gì?

Cẩu kỷ tử (Câu kỷ tử) là loại quả nhỏ, sau khi chín đỏ được phơi hoặc sấy khô để làm dược liệu. Hạt đỏ trong thuốc Bắc chúng ta thường thấy đó chính là hạt kỉ tử.

  • Tên gọi khác: Khởi tử, Kỷ tử, Thiên tinh, Câu khởi, Địa cốt tử, Địa tiên, Khủ khởi, Khước lão, Kỷ tử đỏ
  • Tên khoa học: Fructus Lycii
  • Họ khoa học: Thuộc họ Cà (Solanaceae).

Đặc điểm sinh học

Mô tả: Cẩu kỷ tử là một loại cây bụi thân mềm, mọc đứng, có nhánh nhiều, cành mảnh, ở kẽ lá có gai. Lá hạt cẩu kỷ nhẵn, cuống lá ngắn và phiến lá có hình mũi mác. Hoa hạt kỷ tử đỏ có kích thước nhỏ, thường mọc chụm lại hoặc đơn độc ở kẽ lá. Trái kỷ tử có hình trứng, khi chín vị ngọt, có màu vàng đỏ hoặc đỏ sậm.

Quả kỷ tử lúc chín có màu đỏ mọng

Phân bố: Cây kỷ tử đỏ phân bố chủ yếu ở các tỉnh của Trung Quốc như Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông.

Bộ phận sử dụng, Cách bào biến và bảo quản

Bộ phận sử dụng: quả kỳ tử. Quả câu kỳ tử hình bầu dục, có chiều dài khoảng 0.5 -1 cm, đường kính 0.2 cm. Vỏ câu kỳ tử có màu đỏ tươi hoặc tím, hạt kỷ tử có hình tạng thận màu vàng.

Thời gian có thể thu hái: Tháng 8 – 9 hằng năm. Quả kỳ tử có thể thu hoạch khi đã chín đỏ, nên hái lúc sáng sớm hoặc chiều mát, sau đó đem phơi trong bóng râm. Khi câu kỷ tử bắt đầu nhăn nheo thì mới đem ra nắng phơi cho khô.

Kỷ tử khô có rất nhiều công dụng với sức khỏe con người

Cách bào chế: Sử dụng kỷ tử đỏ tươi đem tẩm với rượu vừa đều, để qua ngày và giã dập. Thông thường, câu kỷ tử được bào chế lúc còn tươi, có khi được tẩm với rượu rồi sấy khô hoặc tẩm với mật rồi đem sắc lấy nước, sau đó sấy nhẹ đến khi khô thì tán thành bột.

Cách bảo quản: Cho kỷ tử khô vào trong lọ kín, để cho khô. Nếu quả kỷ tử chuyển từ đỏ sang màu thâm đen, xông hơi diêm sinh hoặc phun với rượu rồi đem xóc lên để nguyên liệu có thể trở lại màu đỏ đẹp.

Giá trị dinh dưỡng của câu kỷ tử

Câu kỷ tử là loại quả dược liệu chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt, bao gồm:

  • Sắt
  • Kẽm
  • Chất xơ
  • Vitamin A, B1, B2, C
  • Betain
  • Chất khoáng: Ca, P,…
  • Polysaccharid
  • Chất chống oxy hóa

Ngoài ra, cao kỷ tử còn đem đến 8 axit amin thiết yếu. Các chuyên gia dinh dưỡng nói rằng 120g câu kỷ tử cung cấp 10% lượng protein mà cơ thể cần mỗi ngày. Các carbohydrate trong loại quả này thuộc dạng carbon phức, đồng nghĩa có khả năng điều chỉnh đường huyết và ngăn ngừa nguy cơ gặp phải tình trạng mệt mỏi do tiêu thụ lượng lớn carbohydrate (sugar crash).

Câu kỷ tử có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, công dụng câu kỷ tử gồm có:

  • Bổ ích tinh huyết, cường thịnh âm đạo (theo Bản Thảo Kinh Tập Chú).
  • Bổ ích tinh bất túc, an thần, minh mục (sáng mắt) (theo Dược Tính Bản Thảo).
  • Nhuận phế, tư thận (theo Bản Thảo Cương Mục).
  • Nhuận phế, bổ thận, sinh tân, ích khí (theo Bản Thảo Kinh Sơ).
  • Bổ can, thận, minh mục, nhuận phế, sinh tinh huyết (theo Trung dược học).
  • Tư dưỡng Can Thận (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Chủ trị:

  • Điều trị chứng âm huyết hư tổn, can thận âm hư, chứng tiêu khát, khái thấu, hư lao (theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
  • Hỗ trợ điều trị chứng xây xẩm, chóng mặt do huyết hư, đau thắt lưng, di tinh, tiểu đường (theo Trung Dược Học).


CC BY-NC-ND 2.0 版权声明

喜欢我的文章吗?
别忘了给点支持与赞赏,让我知道创作的路上有你陪伴。

加载中…

发布评论