duoclieuthiennhien
duoclieuthiennhien

Cây Xạ Đen – Vị thuốc quý hỗ trợ điều trị Ung thư

Cây xạ đen là loại thảo dược quý được sử dụng phổ biến trong Đông y với công dụng hỗ trợ điều trị Ung thư, triệt tiêu các khối u bướu, giải độc gan,…

Cây xạ đen là loại thảo dược quý được sử dụng phổ biến trong Đông y với công dụng hỗ trợ điều trị Ung thư, triệt tiêu các khối u bướu, giải độc gan,…

Cây xạ đen là gì? Đặc điểm cây xạ đen

Cây xạ đen là loại cây thân leo, chứa nhiều dược tính có khả năng điều trị Ung thư rất hiệu quả.

  • Tên gọi khác: Bách giải, Dây gối, Bạch vạn hoa, Thanh giang đằng, Đồng triều, Quả nâu, cây ung thư (dân tộc Mường)
  • Tên khoa học: Celastrus hindsii Benth et Hook
  • Họ: Dây gối (Celastraceae)

Đặc điểm cây xạ đen

Cây xạ đen là loại thực vật dây leo thân gỗ, có chiều cao từ 3 – 10m và thường mọc thành bụi. Xạ đen lúc non có màu xanh xám nhạt và không có lông, cây trưởng thành có màu xanh nâu và nhiều lông. Cành cây hình tròn, cành non có màu xanh nhạt, cành già có màu nâu.

Lá cây xạ đen có hình bầu dục, đầu nhọn, thuôn dài, mọc so le và dài từ 7 – 12cm, rộng từ 3 – 5cm, mép lá có răng cưa. Hoa cây xạ đen có màu trắng, 5 cánh, thường mọc từng chùm ở nách hoặc ngọn lá, chùm hoa dài từ 5 – 10cm, cuống hoa dài khoảng 2 – 4mm.


Cây xạ đen là loại thực vật dây leo thân gỗ

Quả cây xạ đen có hình giống quả trứng và dài khoảng 1cm. Quả thường có màu xanh, chuyển vàng khi chín và tách thành 3 mảnh. Cây xạ đen ra hoa vào tháng 3 đến tháng 5 và có quả từ tháng 8 đến tháng 12.

Phân bố

Xạ đen có nhiều ở Trung Quốc và một số quốc gia khác trên thế giới. Hầu hết, mọi quốc gia dùng loài cây này đề điều trị và phòng ngừa một số bệnh liên quan đến ung thư.

Tại Việt Nam, cây xạ đen xuất hiện ở Hòa Bình là chủ yếu. Ngoài ra, xạ đen còn xuất hiện ở Thanh hóa và Ninh Bình.  

Bộ phận sử dụng, thu hái và bảo quản

  • Bộ phận sử dụng: Lá và cả cành, thân cây đều có thể sử dụng trong các bài thuốc.
  • Khi thu hái, lá cây trưởng thành có thể lấy bất kỳ thời điểm nào trong năm. Đối với thân và cành, người ta thường đợi đến khi cây già mới thu hoạch để có dược tính cao.
  • Sau khi thu hoạch, các phần của cây xạ đen được rửa sạch rồi để ráo nước. Có thể cắt thành từng đoạn ngắn, phơi hoặc sấy khô. Sơ chế xong cho vào túi nilon để nơi thoáng mát, khô ráo để sử dụng dần.

Cách phân biệt cây xạ đen

Nằm trong họ xạ còn có cây xạ trắng, xạ vàng, xạ lai, vì vậy người ta thường dễ nhầm lẫn các cây thuộc họ xạ với nhau. Tuy nhiên, xạ vàng và xạ đen là hai loại phổ biến nhất được dùng để làm dược liệu. Dưới đây là cách phân biệt cây xạ đen với những cây khác cùng họ:

Hình ảnh cây xạ đen và cây xạ vàng
  • Cây xạ đen: Cây tươi có lá dày và màu tím xanh, thân cây đậm màu. Sau khi phơi khô, lá cây bị nát nhưng không giòn, có mùi thơm nhẹ, thân cây chuyển sang màu đen và có mùi thơm.
  • Cây xạ vàng: Cây tương có lá mỏng và màu xanh, mép lá không có răng cưa. Sau khi phơi khô, lá cây rất dễ bị nát và giòn, thân cây chuyển sang màu trắng và không có mùi thơm.

Ngoài các cây cùng họ, xạ đen cũng bị nhầm lẫn với cây chùm rụm, cây dót và cây xạ đen Hòa Bình. Tuy nhiên, về thành phần khi được nghiên cứu lại thấy rất khác nhau, đặc biệt là khả năng ức chế tế bào ung thư phổi và gan.

Thành phần hóa học 

Các thành phần được nghiên cứu và tìm thấy trong loài cây này gồm:

  • Các polyphenol: rutin, kaempferol 3-rutinoside, axit rosmarinic, axit lithospermic và axit lithospermic B.
  • Các sesquiterpene và triterpene: estar agarofuran sesquiterpene, 1b, 2b, 6a, 15b-tetracetoxy-8b, 9a-dibenzoyloxy-b-dihydro agarofuran (celahin D), axit glucosyringic, emarginatine E, loranthol, lupenone, friedelinol, celasdin-A, celasdin-C, celasdin-B, cytotoxic.maytenfolone-A…
  • Các nhóm hợp chất khác như flavonoid, quinon, tanin, axit amin…
CC BY-NC-ND 2.0 版权声明

喜欢我的文章吗?
别忘了给点支持与赞赏,让我知道创作的路上有你陪伴。

加载中…

发布评论