dstuyetmai
dstuyetmai

http://nhathuocngocanh.com/author/dstuyetmai Dược sĩ Tuyết Mai tốt nghiệp Học viện Quân Y, hiện nay đang công tác tại Nhà thuốc Ngọc Anh vị trí dược sĩ chuyên môn.

Một số lưu ý khi dùng Kháng sinh trong điều trị viêm tai giữa cấp

Khuyến cáo

Điều trị viêm tai giữa cấp

Khuyến cáo này áp dụng cho viêm tai giữa cấp ở tất cả các trẻ.

Lưu ý

  • Viêm tai giữa cấp tính là nhiễm trùng tự giới hạn, chủ yếu gặp ở trẻ em
  • Viêm tai giữa cấp có thể do virus và/hoặc vi khuẩn, nhưng không có tiêu chuẩn nào giúp phân biệt 2 nhóm tác nhân này. (cả hai thường biểu hiện cùng thời điểm)
  • Triệu chứng thường kéo dài khoảng 3 ngày, nhưng có thể kéo dài lên đến 1 tuần
  • Hầu hết các triệu chứng cải thiện trong vòng 3 ngày mà không dùng kháng sinh.
  • Biến chứng như viêm xương chũm hiếm xảy ra.

Xem xét nhỏ tai chứa thuốc gây tê và giảm đau (see recommendation 1.2.1 for choice of treatment) nếu:

  • Không kê kháng sinh đường uống ngay lập tức được và
  • Không có thủng màng nhĩ hoặc chảy dịch tai.

Xem xét điều trị nếu triệu chứng không cải thiện trong vòng 7 ngày hoặc diễn tiến xấu đi ở bất kỳ thời điểm nào.

Các bằng chứng tới nay cho thấy thuốc nhỏ mũi và kháng histamin không giúp cải thiện triệu chứng.

Đánh giá lại bất cứ lúc nào nếu triệu chứng diễn tiến xấu đi nhanh chóng, phải tính đến:

  • Chẩn đoán thay thế, như viêm tai giữa ứ dịch
  • Bất kỳ triệu chứng nào gợi ý bệnh nặng hơn
  • Dùng kháng sinh trước đó, có thể dẫn đến kháng thuốc.

Trẻ em ít có khả năng hưởng lợi từ kháng sinh

Xem xét không kê kháng sinh hoặc kê đơn dự phòng, dựa vào:

  • Bằng chứng cho thấy kháng sinh giúp cải thiện triệu chứng rất ít (không giúp giảm đau trong vòng 24h, số trẻ cải thiện triệu chứng tương đương với số trẻ bị tác dụng phụ của kháng sinh).
  • Bằng chứng cho thấy kháng sinh không làm giảm tỷ lệ biến chứng thường gặp (như mất thính lực trong thời gian ngắn, thủng màng nhĩ hoặc nhiễm trùng tái phát)
  • Bằng chứng cho thấy các biến chứng cấp tính như viêm xương chũm hiếm xảy ra dù có hay không có kháng sinh
  • Tác dụng phụ có thể xảy ra do kháng sinh, đặc biệt là tiêu chảy và buồn nôn.

Khi không kê kháng sinh, hãy đưa ra lời khuyên về:

  • Không cần dùng kháng sinh
  • Khám lại ngay nếu triệu chứng diễn tiến xấu đi nhanh chóng hoặc đáng kể, hoặc không cải thiện sau 3 ngày, hoặc đứa trẻ biểu hiện bệnh toàn thân.

Khi kê đơn kháng sinh dự phòng, cho lời khuyên về:

  • Không cần dùng kháng sinh ngay lập tức
  • Dùng đơn thuốc dự phòng nếu triệu chứng không cải thiện trong vòng 3 ngày hoặc nếu diễn tiến xấu đi nhanh chóng hoặc đáng kể ở bất kỳ thời điểm nào
  • Khám lại nếu triệu chứng diễn tiến xấu đi nhanh chóng hoặc đáng kể, hoặc ở trẻ biểu hiện bệnh lý toàn thân.

Trẻ có thể có nhiều lợi ích từ việc dùng kháng sinh (trẻ ở mọi lứa tuổi có chảy dịch tai hoặc trẻ dưới 2 tuổi có nhiễm trùng cả hai tai)

Cân nhắc việc không kê kháng sinh (see recommendation 1.1.9), kê kháng sinh dự phòng (seerecommendation 1.1.10) hoặc kê kháng sinh dùng ngay (see recommendation 1.2.1 for choice of treatment), dựa vào:

  • Bằng chứng cho thấy các biến chứng cấp tính như viêm xương chũm là hiếm gặp dù có hoặc không có kháng sinh
  • Tác dụng phụ có thể xảy ra do thuốc, đặc biệt là tiêu chảy và buồn nôn

Khi kê kháng sinh dùng ngay, cần cho lời khuyên khám lại ngay nếu triệu chứng diễn tiến xấu đi nhanh chóng hoặc đáng kể, hoặc đứa trẻ biểu hiện bệnh lý toàn thân.

Đứa trẻ biểu hiện bệnh lý toàn thân, triệu chứng tình trạng nặng, hoặc nguy cơ cao có biến chứng

Kê đơn kháng sinh ngay lập tức

Cho trẻ nhập viện nếu bị viêm tai giữa kèm theo:

  • Nhiễm trùng toàn thân nặng (see the NICE guideline on sepsis)
  • Các biến chứng cáp tính, bao gồm viêm xương chũm, viêm màng não, áp xe nội sọ, huyết khối xoang hoặc liệt dây thần kinh mặt.

Xem đầy đủ tại đây: https://nhathuocngocanh.com/khang-sinh-trong-dieu-tri-viem-tai-giua-cap/

CC BY-NC-ND 2.0 版权声明

喜欢我的文章吗?
别忘了给点支持与赞赏,让我知道创作的路上有你陪伴。

加载中…

发布评论